Những điều có thể bạn chưa biết về in Flexo – công nghệ in ấn tiên tiến bậc nhất với những cải tiến đặc biệt, đem đến ấn phẩm chất lượng cao. Xem ngay!
Nhắc đến những kỹ thuật in ấn hiện nay trên thị trường thì in Flexo có lẽ là cái tên nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Bởi vì khả năng linh hoạt, đem đến các thành phẩm ấn tượng, chất lượng cao. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn biết rõ đây là công nghệ gì, đặc điểm cơ bản và nguyên lý hoạt động của nó. Cùng theo dõi nhé!
Công nghệ in Flexo là gì?
Vốn dĩ công nghệ này có tên Flexo là bắt nguồn từ “Flexible”, mang ý nghĩa là linh hoạt trong quá trình in ấn. Đây là kỹ thuật in trực tiếp bằng cách sử dụng những bản in nổi và được đánh giá là phiên bản nâng cấp của công nghệ in typo (dập chữ).

Khi ứng dụng kỹ thuật in Flexo, bạn sẽ có thể dùng nó trên bất kỳ bề mặt nào, chẳng hạn như kim loại, giấy, nhựa, v.v. Đa phần, người ta thường dùng dịch vụ in ấn này để làm ra những ấn phẩm bao bì sản phẩm, tem nhãn dán, thùng carton, túi giấy, decal cuộn,…

Xem thêm: Công nghệ in kỹ thuật số là gì và tính ứng dụng của nó trong ngành in
Ưu, nhược điểm cơ bản của kỹ thuật in Flexo
Có thể nói, in Flexo là một công nghệ in ấn sở hữu khá nhiều các ưu điểm vượt trội hơn các công nghệ in khác. Song dù có ưu việt đến mấy thì nó vẫn còn một vài mặt hạn chế, gây nên sự bất cập trong quá trình in ấn phẩm.

Tương tự như những kỹ thuật in ấn hiện nay thì công nghệ in Flexo vừa có ưu điểm vừa có nhược điểm. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết được các ưu nhược điểm của loại hình in ấn tân tiến này.
Ưu điểm của in Flexo:
- Mực in khô nhanh đảm bảo cho ấn phẩm không bị phai màu.
- Công suất in lớn nên rút ngắn thời gian tạo ra các thành phẩm nhưng vẫn giữ nguyên chất lượng.
- Phù hợp in trên bề mặt của nhiều loại chất liệu, từ cứng cho đến mềm, từ sần sùi cho đến nhẵn mịn.
- Có thể in được cả hai mặt của chất liệu thay vì 1 mặt như một số kỹ thuật in khác.
- In số lượng càng lớn thì chi phí cần phải thanh toán càng rẻ.
Nhược điểm của in Flexo:
- Hình ảnh khi in đôi lúc sẽ bị nhòe, do áp lực tạo ra giữa những trục lô.
- Có thể bị lem mực nếu không có thanh gạt mực từ trục anilox qua bên khuôn in.
- Mực in cung cấp không đều sẽ xuất hiện tình trạng đường kẻ hoặc các đốm đen.
- Độ dính mực không quá cao nên sẽ bị hạn chế đối với một số chất liệu in.
- Quá trình tạo bản in tương đối lâu nên không phù hợp với những khách hàng đặt in số lượng ít.
Nhìn chung thì Flexo là công nghệ in ấn tiện dụng, đem đến rất nhiều những tiện ích cho người dùng. Nếu bạn muốn khắc phục được các mặt hạn chế của nó, thì hãy tìm đến các đơn vị in ấn Flexo chuyên nghiệp như In An Đăng để đặt hàng ấn phẩm
So sánh giữa kỹ thuật in Flexo và in Offset
Có thể nói, in Flexo và in Offset đều là những công nghệ in hiện đại, được đánh giá là các kỹ thuật in tốt nhất hiện nay. Bởi vì chúng có thể áp dụng trên nhiều chất liệu khác nhau, từ giấy, vải cho đến kim loại, gỗ.

Tuy nhiên, đặc điểm in Flexo và in Offset đều có sự riêng biệt nên sẽ có những điểm không giống nhau. In An Đăng đã tổng hợp lại các thông tin cơ bản của hai loại hình in ấn này dưới đây, mời các bạn tham khảo nhé!
Công nghệ in | In Flexo | In Offset |
Nguyên lý hoạt động | In trực tiếp lên bản in bằng trục anilox | In thông qua chế bản và dùng lực lên các tấm Offset |
Độ bám màu | Tương đối tốt, không bị lem | Tốt, mực in không bị phai |
Tính thẩm mỹ | Nội dung in sắc nét, rõ ràng, không bị thiếu chi tiết nào | Hình ảnh bắt mắt, màu sắc rõ ràng |
Chất liệu in | Giấy, kim loại, vải, gỗ, nhựa, thủy tinh,… | Giấy, kim loại, bìa cứng, nhựa,… |
Mực in | Mực UV tái chế hoặc mực nước | Mực hòa dung môi, mực nước hoặc mực UV tái chế |
Thời gian in | Nhanh vì có công suất lớn, nhưng mất nhiều thời gian ở khâu tạo bản in | Nhanh chóng, có thể in được số lượng lớn |
Chi phí | Giá tương đối cao | Giá khá rẻ |
Xem thêm: In Offset là gì? Các đặc điểm cơ bản của kỹ thuật in Offset
Chi tiết cấu tạo máy in Flexo
Có thể bạn chưa biết, công nghệ in Flexo có thể làm ra nhiều thành phẩm hoàn hảo là nhờ một phần vào những thiết bị máy móc. Về cơ bản, máy in Flexo sẽ có cấu tạo gồm 7 phần với những chức năng khác nhau. Đó là:
- Trục cấp mực hay còn gọi là Metering roll – một trục tròn được nhúng 1 phần mực. Chức năng của nó là vận chuyển mực in từ máng mực qua trục anilox.
- Trục anilox hay còn còn là Anilox Roll – một trục kim loại với rất nhiều lỗ nhỏ. Công năng của nó là di chuyển mực in từ bên trục cấp mực qua bên khuôn in. Các lỗ nhỏ trên trục chính là nơi chứa mực in.
- Thanh gạt mực hay còn gọi là Doctor Blade – công cụ được chế tạo từ polyme hoặc thép. Tác dụng chính là làm sạch hết phần mực in trên toàn bộ bề mặt của trục anilox, điều này sẽ tránh xảy ra tình trạng nhòe mực trên bản in.
- Trục gắn khuôn in hay còn gọi là Plate Cylinder – được chế tạo từ cao su. Những khuôn in sẽ được gắn trực tiếp lên phía trước và được cố định lại bằng từ trường, chốt khóa hoặc băng keo.
- Khuôn in hay còn còn gọi là Flexographic Printing Plate – công cụ làm bằng nhựa photopolymer. Độ cứng, mềm hay dày của khuôn in sẽ lệ thuộc khá nhiều vào vật liệu cần in ấn.
- Trục ép áp lực hay còn gọi là Impression Cylinder – công cụ làm bằng cao su. Nó sẽ có chức năng là ép bề mặt của vật liệu cần in ấn vào trong trục gắn khuôn, mục đích là chuyển hết mực in từ khuôn qua bề mặt cần in.
- Khay chứa mực hay còn gọi là Ink Tray – công cụ chứa mực in để làm cho các hình ảnh, nội dung trở nên rõ ràng hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật in laser
Nguyên lý hoạt động của công nghệ in Flexo

Trên thực tế, đặc điểm in Flexo vốn dĩ đã rất khác biệt so với các công nghệ in ấn khác. Vậy nên nguyên lý hoạt động cũng có những điểm riêng, cụ thể hơn như sau:
- Chế tạo bản in và tiến hành xử lý file thiết kế, thường thì người ta sẽ thực hiện phần này trên máy tính để đảm bảo được chất lượng của ấn phẩm sau in.
- Chuyển dữ liệu từ máy tính qua bên dữ liệu analog bằng công nghệ Computer to film (CTF). Bản phim sẽ gồm có 4 màu, đó là Cyan, Magenta, Yellow và Black hay gọi tắt là CMYK.
- Khi đã có film thì sẽ tiếp tục dán nó lên trên bản kẽm và tiến hành đưa nó vào máy phơi kẽm. Nguyên lý quang hóa sẽ giúp cho các phần tử cần in ấn bị ăn mòn, còn các phần tử còn lại sẽ bị ánh sáng xuyên qua 1 phần nhỏ hoặc không xuyên qua.
- Bắt đầu đưa khuôn in vào trong trục và điều chỉnh lại ốc màu cho phù hợp. Mục đích là để cho hình ảnh trên bản in trùng khớp với nhau để tạo ra ấn phẩm đẹp mắt.
Xem thêm: Điểm danh các công nghệ in ấn hiện đại nhất 2025
Những loại máy in Flexo có chất lượng cao
Một chiếc máy in Flexo chất lượng sẽ góp phần làm ra nhiều thành phẩm đẹp, ấn tượng cho khách hàng. Ngày nay, công nghệ in Flexo rất phổ biến và phát triển mạnh mẽ nên các loại máy móc, thiết bị đáp ứng cho công nghệ này cũng được ra đời liên tục.
Về cơ bản thì khi lựa chọn máy in ấn Flexo, các bạn phải dựa trên nhu cầu sử dụng của bản thân. Một số loại thiết bị in Flexo chuyên dụng, chất lượng cao mà bạn có thể cân nhắc như là máy in ấn Flexo 4 Màu RBYS-D950, máy in ấn Flexo 2 màu, máy in ấn Flexo 3 màu,…



Những thông tin về kỹ thuật in Flexo đều đã được In An Đăng tổng hợp rất chi tiết trong bài viết ngày hôm nay. Hy vọng nó sẽ hữu ích cho các bạn độc giả trên hành trình tìm kiếm dịch vụ in ấn phù hợp với nhu cầu của mình nhé!
XƯỞNG IN AN ĐĂNG