Khám phá những điều thú vị có thể bạn chưa biết về giấy Couche – chất liệu giấy in được dùng nhiều trong ngành in ấn hiện nay. Xem ngay!
Chất liệu in ấn là yếu tố quyết định rất nhiều đến chất lượng của các ấn phẩm, và giấy Couche hiện đang là loại chất liệu được mọi người ưa chuộng. Tuy nhiên, loại giấy này cũng có rất nhiều loại với các định lượng khác nhau được dùng cho nhiều mục đích. Hãy cùng khám phá mọi thứ về giấy in Couche ngay trong bài viết này nhé!
Tổng quan về giấy Couche
Giấy in Couche trên thị trường được người ta gọi bằng nhiều cái tên, như là giấy C hay Couches. Đây là một chất giấy có bề mặt phủ một lớp polyme hỗn hợp hoặc cao lanh, mục đích là giảm bớt độ thấm mực và tăng độ mượt và bóng cho giấy.

Cấu tạo của chất liệu giấy Couche gồm nhiều thành phần, ví dụ như Canxi Cacbonat, Talc, Kaolinite, Bentonite và Polyetylen. Nhờ những hoạt chất này mà giấy có độ bền cũng như sở hữu khả năng chống ẩm ưu việt hơn các chất giấy in khác.
Về cơ bản, giấy có 2 bề mặt mịn màng, bắt mực siêu tốt nên nó đã góp phần đem đến sự thành công cho các loại ấn phẩm trên thị trường. Chẳng hạn như túi giấy, hộp giấy, tờ rơi quảng cáo, catalogue, menu, bao thư, thiệp mời,… đều có độ sắc nét về hình ảnh và màu sắc.
Xem thêm: Những điều cần biết về giấy Kraft
Ưu, nhược điểm của giấy couche
Có thể nói, nhu cầu sử dụng giấy Couche để in ấn hiện nay vô cùng lớn vì nó có quá nhiều ưu điểm nổi bật. Song bên cạnh các đặc điểm nổi trội đó thì chất liệu giấy này cũng còn vướng lại một vài nhược điểm nho nhỏ, khiến nhiều người chưa thực sự ưng ý.

Ưu điểm của giấy:
- Định lượng giấy Couche đa dạng, từ 160gsm – 300gsm, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và tìm được chất giấy có định lượng phù hợp với ấn phẩm của mình.
- Bề mặt giấy có độ bóng và nhẵn mịn, tạo ra độ tương phản cao và đem đến cho người dùng những mẫu ấn phẩm vô cùng bắt mắt sau khi in.
- Thân thiện với môi trường vì là dạng bột giấy mịn, dễ phân hủy, có thể tái sử dụng và đặc biệt là an toàn với sức khỏe của người dùng.
- Có thể dùng được với nhiều loại máy móc và công nghệ in, từ in Offset, in kỹ thuật số cho đến in Flexo.
- Tính ứng dụng cực kỳ cao, in được nhiều ấn phẩm quảng cáo như tờ rơi, catalogue, tờ gấp, menu, name card, thiệp mời,…
Nhược điểm của giấy:
- Chất giấy in Couche có khả năng chống ẩm tốt nhưng chống nước không cao.
- Giá thành của giấy khá cao nếu so sánh với những chất liệu giấy in khác, dễ gây áp lực lên tài chính cho nhiều doanh nghiệp mới phát triển.
Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật in dập nổi và những mẫu dập nổi đẹp nhất 2025
Những loại giấy couche phổ biến
Như đã nói, trong các chất liệu giấy in phổ biến trên thị trường hiện nay thì giấy C vẫn luôn là loại giấy nhận được sự yêu thích của khách hàng. Bởi vì nó có tính ứng dụng cao, chất lượng ấn phẩm cho ra cũng hoàn hảo.
Dù đã dùng loại giấy này khá nhiều lần nhưng vẫn chưa biết giấy Couche có mấy loại. Ngày nay, chất liệu giấy này có 2 loại chính, đó là giấy in Couche Matt và Couche Gloss. Đều là giấy C nhưng nó lại có sự khác biệt mà ít ai nhận ra.
Loại giấy in Couche Gloss
Couche Gloss có đặc tính tương tự như tên gọi của mình, vì nó sở hữu bề mặt giấy bóng mịn, lấp lánh. Trên bề mặt giấy có phủ sẵn một lớp tạo màu, tạo ra hiệu ứng bóng sáng vô cùng sống động cho giấy. Cũng chính vì có độ bóng nên chất giấy Couche Gloss không phù hợp để viết chữ.

Giấy này có định lượng phong phú, tối thiểu là 60gsm và tối đa là 350gsm, có thể dùng được cả in Offset lẫn in kỹ thuật số. Vậy nên bạn có thể dùng loại giấy này để in ấn rất nhiều thành phẩm quảng cáo.
Loại giấy in Couche Matt
Ngoài Couche Gloss thì giấy C còn một loại khác, đó là giấy in Couche Matt với nhiều điểm ưu việt. Tên gọi khác của nó là giấy Couche có bề mặt mờ, với bề mặt ít bóng hơn và được tráng một lớp mờ. Nhờ vậy mà giấy không quá chói, người nhìn không bị mỏi mắt.

Giấy Matt sẽ có bề mặt khá mịn, màu in lên khá chuẩn và tất nhiên là độ tương phản của nó sẽ cao hơn các loại giấy in khác trên thị trường. Nếu bạn muốn dùng Couche Matt nhưng vẫn muốn có độ bóng thì có thể đánh bóng nó bằng ngón tay, bằng cách chà xát liên tục ở một vị trí bất kỳ.
Tuy nhiên, nhược điểm của giấy in Couche Matt là khi in thì mực rất lâu khô. Hơn nữa thì giá thành cũng không hề rẻ, nên nếu muốn sử dụng thì hãy cân nhắc thật kỹ và xem xét tài chính có phù hợp hay không.
Định lượng cơ bản của giấy Couche
Thực tế, định lượng giấy là cách mà người ta xác định độ dày mỏng của một tờ giấy như thế nào, thường sẽ được tính theo đơn vị g/m2 hay còn gọi là gsm. Có lẽ, thông qua những chia sẻ bên trên về giấy Couche là gì thì các bạn cũng đã biết được sự đa dạng về định lượng của chất giấy này.

Về cơ bản, 60 – 300gsm là những định lượng giấy Couche cơ bản nhất mà bất kỳ đơn vị in ấn nào cũng sử dụng. Người ta sẽ chia nó ra làm 3 loại cấp độ, đó là giấy nhẹ, giấy trung bình và giấy nặng.
- Giấy nhẹ hay còn gọi là Lightweight là những loại giấy có định lượng phổ biến từ 40gsm – 80gsm, chất giấy sẽ khá mỏng.
- Giấy trung bình hay còn gọi là Medium Weight, là loại giấy có định lượng cơ bản từ 90gsm đến 120gsm, chất giấy không dày nhưng cũng không mỏng.
- Giấy nặng hay còn gọi là Heavy Weight, là loại giấy sở hữu định lượng lớn nhất, từ 130gsm trở lên, chất giấy có độ dày tốt và có thể ứng nhiều kỹ thuật in ấn.
Không chỉ đa dạng về định lượng mà giấy C còn rất phong phú về kích thước, giúp cho khách hàng có thêm rất nhiều sự lựa chọn. Một số khổ giấy Couche phổ biến là 65cm x 86cm, 60cm x 84cm, 79cm x 109cm,…
Ứng dụng của giấy Couche
Nhìn chung, giấy in Couche thật sự là một lựa chọn xứng đáng cho các doanh nghiệp, cá nhân hiện nay bởi nó tính ứng dụng cao, làm được nhiều sản phẩm. Những thông tin mà In An Đăng chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn biết được giấy couche để làm gì trong đời sống hiện nay.

- Các ấn phẩm quảng cáo cho các thương hiệu như catalogue, brochure, tờ rơi, name card, vé mời, menu…
- Các loại tem nhãn dán trên các mặt hàng từ nhiều lĩnh vực như tem dán mỹ phẩm, tem nhãn bao bì, tem vỡ niêm phong, tem mã vạch, tem chống hàng giả,…
- Các loại ấn phẩm dùng trong môi trường công sở như bao thư A4 – A5 – A6, file kẹp hồ sơ, tài liệu,…
- Các loại túi giấy, hộp giấy làm quà tặng vào nhiều dịp khác nhau như hộp giấy đựng bánh trung thu, túi giấy cho các thương hiệu thời trang, trang sức,…
Có thể thấy, chất liệu giấy Couche đã đem đến rất nhiều sự tiện lợi cho các doanh nghiệp cũng như cá nhân. Tổng thể thì các thành phẩm tạo ra từ giấy C đều sẽ có tính thẩm mỹ rất cao, mang đến hiệu quả quảng cáo tốt.
Một số ấn phẩm được tạo nên từ giấy Couche
Với những thông tin mà In An Đăng chia sẻ trong bài viết này thì chắc hẳn các bạn độc giả cũng biết được sự ứng dụng của giấy Couche. Vậy nên chúng tôi đã tổng hợp một vài ấn phẩm được tạo nên từ chất liệu giấy này để các bạn tham khảo.








Bài viết trên đây đã tổng hợp lại những thông tin có thể bạn đã biết và chưa biết về giấy Couche – chất liệu giấy in phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng đây sẽ là các thông tin hữu ích với các bạn độc giả nếu chưa biết phải tìm loại giấy in nào cho ấn phẩm của mình nhé!
XƯỞNG IN AN ĐĂNG