Bỏ túi nhanh những loại giấy in tem nhãn được sử dụng rộng rãi trên thị trường cùng In An Đăng – Xưởng in chuyên nghiệp lâu năm tại HCM. Xem ngay!
Ngày nay, tem nhãn dán sản phẩm đã dần trở thành một vật không thể thiếu của các doanh nghiệp. Bởi đó sẽ là công cụ giúp họ khẳng định uy tín với khách hàng cũng như dễ nhận biết trên thị trường. Vậy bạn có biết ấn phẩm này được làm từ chất liệu gì chưa? Bài viết này sẽ tổng hợp 8 loại giấy in tem nhãn được nhiều người ưa chuộng, cùng xem nhé!
Những điều cần biết về tem nhãn
Có thể nói, tem nhãn là loại ấn phẩm thường xuất hiện trên các bao bì chứa các sản phẩm của nhiều ngành nghề khác nhau. Đây chính là công cụ đem đến cho khách hàng lẫn các doanh nghiệp rất nhiều sự tiện lợi. Chẳng hạn như xây dựng thương hiệu, đảm bảo sự uy tín, thu hút người tiêu dùng, tiết kiệm ngân sách,…

Nhìn chung, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn về chất liệu giấy in tem nhãn bởi sự đa dạng của chất liệu in ấn. Song song đó, kích thước của tem cũng không có sự giới hạn, thường sẽ dựa trên đặc tính của sản phẩm để chọn được kích cỡ phù hợp. Bên cạnh đó, thiết kế mẫu tem nhãn cũng rất phong phú, có thể tự do sáng tạo.
Tóm lại, tem nhãn dán bao bì sản phẩm là ấn phẩm cần thiết và bắt buộc phải có nếu bạn muốn kinh doanh bất kì mặt hàng nào. Song chúng cũng có nhiều loại nên tùy vào nhu cầu sử dụng mà hãy chọn lựa loại tem nhãn phù hợp. Đặc biệt hơn là phải tìm đến những xưởng in uy tín như In An Đăng để tránh tiền mất tật mang nhé!
Xem thêm: Xưởng in tem nhãn uy tín, chất lượng cao HCM
Tổng hợp các loại giấy in tem nhãn phổ biến
Như đã chia sẻ, các loại tem nhãn trên thị trường hiện đang được sử dụng rất nhiều vì những lợi ích mà nó mang đến cho doanh nghiệp. Song không phải ai cũng biết nó được làm từ chất liệu gì, có đặc điểm như thế nào.
Trên thực tế, giấy in tem nhãn trên thị trường có rất nhiều loại, phổ biến nhất là chất liệu giấy decal. Thế nhưng loại giấy decal này không chỉ có một loại mà còn có rất nhiều loại khác nhau, khiến người tiêu dùng không biết nên chọn cái nào.
Vậy nên In An Đăng sẽ chia sẻ thật chi tiết về từng chất liệu giấy in tem nhãn được sử dụng phổ biến hiện nay. Các bạn hãy dựa vào những thông tin này để tự quyết định xem loại nào phù hợp với nhu cầu của mình nhé!
Giấy decal 7 màu
Loại giấy in tem nhãn decal 7 màu là một trong số các chất liệu được các doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng. Nó sẽ có hiệu ứng hologram rất độc đáo, khi nhìn nghiêng thì bạn sẽ thấy rõ các màu sắc khác nhau. Loại decal này thường được sử dụng để làm các loại tem bảo hành cho thiết bị điện tử.

Giấy decal trong suốt
Khi in tem nhãn theo yêu cầu thì ngoài chất liệu decal 7 màu, bạn có thể lựa chọn decal trong suốt. Đây là loại giấy decal có tính năng đặc biệt, đó là có thể nhìn xuyên thấu. Khách hàng thường chọn loại giấy in này vì thành phẩm đẹp mắt, người mua hàng có thể nhìn rõ được các sản phẩm hơn.

Giấy decal Amazon
Giấy decal Amazon cũng là một loại giấy decal in tem nhãn khá thông dụng trên thị trường hiện nay. Đặc điểm của nó là có phần đế màu vàng chấm đỏ/xanh/ghi, có phần keo dính chắc chắn nên độ bám khá cao. Loại giấy decal này thường được ứng dụng để in tem nhãn dán trên các loại chai lọ thủy tinh.

Giấy decal Khamit
Nhắc đến chất liệu giấy in tem nhãn thịnh hành hiện nay thì không thể bỏ qua loại giấy decal Khamit. Đặc điểm cơ bản của nó là có phần đế trắng, giá thành rẻ, có tính ứng dụng cao và in được số lượng tem nhãn lớn.

Giấy decal xi bạc
Trong các loại giấy decal in tem nhãn trên thị trường thì decal xi bạc vẫn còn khá mới lạ với một số người. Bạn sẽ thường thấy các loại tem nhãn in bằng decal này trên các thiết bị điện tử như máy tính, máy in,…Thông thường, người ta sẽ cán một lớp màng bóng hoặc mờ trên loại decal này để tăng thời gian sử dụng.

Giấy decal vỡ
Giấy in tem nhãn decal được ứng dụng để làm các loại tem bảo hành phổ biến hiện nay là decal vỡ. Nhờ đặc tính dễ vỡ của nó nên các doanh nghiệp có thể đảm bảo được chất lượng của ấn phẩm khi giao đến tay khách hàng.

Giấy decal PVC
Giấy decal PVC là một chất liệu giấy in không quá xa lạ gì trong ngành in ấn hiện nay. Nó sẽ có 2 loại chính, gồm decal PVC đục và decal PVC trong. Mỗi loại đều sẽ có đặc tính riêng, nhưng điểm chung của nó là chống nước, độ bền cao, bám màu tốt.

Giấy decal nâu da bò
Giấy decal nâu da bò còn được biết đến tên gọi khác là giấy Kraft. Khi in tem nhãn giấy Kraft thì ấn phẩm sẽ có nét đẹp cổ điển nhưng vẫn hiện đại, phù hợp cho các doanh nghiệp có định hướng phát triển theo phong cách tối giản và vintage. Giấy có màu nâu tự nhiên đặc trưng, bề mặt mịn láng nên độ bám màu in rất tốt.

Xem thêm: Tổng hợp các loại giấy in catalogue phổ biến hiện nay
Hy vọng thông qua bài viết mà In An Đăng chia sẻ ngày hôm nay, mọi người sẽ cập nhật được thêm các loại giấy in tem nhãn trên thị trường hiện nay. Đồng thời, hãy nhớ rằng, ngoài việc lựa chọn chất liệu in phù hợp, thì bạn cũng phải tìm được đơn vị in ấn uy tín như chúng tôi để đảm bảo nhận được những ấn phẩm hoàn hảo nhé!
XƯỞNG IN AN ĐĂNG