Hệ màu CMYK là một thuật ngữ dùng để chỉ những màu sắc được sử dụng tương đối thường xuyên trong ngành in ấn thương mại. Xem ngay!

Trong lĩnh vực in và thiết kế các ấn phẩm thì hệ màu CMYK là thuật ngữ cơ bản mà ai cũng cần phải biết. Song với những người ngoài ngành thì cụm từ này sẽ còn khá xa lạ, thế nên In An Đăng sẽ giúp bạn hiểu rõ về CMYK là gì, nó khác biệt như thế nào so với RGB. Cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Hệ màu CMYK là gì?

Theo lý thuyết, hệ màu in ấn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất các loại ấn phẩm như card visit, catalogue, brochure và một số sản phẩm khác. Vậy nên hiểu rõ hệ màu CMYK là gì chính là điều mà bạn cần phải biết khi tìm hiểu về ngành in và thiết kế.

Hệ màu CMYK là từ dùng để chỉ nhóm màu sắc chuyên dùng trong lĩnh vực in ấn và thiết kế
Hệ màu CMYK là từ dùng để chỉ nhóm màu sắc chuyên dùng trong lĩnh vực in ấn và thiết kế

Về cơ bản, cụm từ CMYK là chữ viết tắt của một mô hình màu sắc loại trừ, thường được dùng chủ yếu trong in các ấn phẩm màu. Thông thường, loại mô hình này sẽ chủ yếu dựa trên cơ sở pha trộn chất màu của những màu sắc sau đây.

  • Chữ C đại diện cho từ Cyan, tức là màu xanh lơ.
  • Chữ M đại diện cho từ Magenta, tức là màu hồng sẫm.
  • Chữ Y đại diện cho từ Yellow, tức là màu vàng.
  • Chữ K đại diện cho từ Key, tức là màu đen.

Một số người thắc mắc rằng vì sao gọi là hệ màu CMYK mà không phải là CMYB. Đơn giản là vì chữ B trong bảng màu sẽ đại diện cho màu xanh Blue, nên người ta sẽ dùng từ K và viết là Key để dễ dàng phân biệt so với những màu khác.

Hệ màu in CMYK hoạt động bằng cách hấp thụ ánh sách với nguyên tắc trừ màu
Hệ màu in CMYK hoạt động bằng cách hấp thụ ánh sách với nguyên tắc trừ màu

Thực tế, nguyên lý hoạt động của CMYK chính là hấp thụ ánh sáng với một quy tắc riêng. Cụ thể như sau:

  • Cyan (màu xanh) + Magenta (màu hồng) = Blue (màu xanh dương)
  • Magenta (màu hồng) + Yellow (màu vàng) = Red (màu đỏ)
  • Cyan (màu xanh) + Yellow (màu vàng) = Green (màu xanh lá cây)
  • Cyan (màu xanh) + Magenta (màu hồng) + Yellow (màu vàng) = Black (màu đen)

Các loại máy in ấn trên thị trường ngày nay đa phần đều sẽ sử dụng bảng hệ màu CMYK. Điều này sẽ giúp cho các thành phẩm sau khi in ra sẽ có màu sắc chuẩn, giống với file thiết kế gần 90%.

Xem thêm: Những điều cần biết về kỹ thuật cán màng

Vai trò cơ bản của hệ màu CMYK trong in ấn

Vai trò cơ bản của hệ màu CMYK trong in ấn
Vai trò cơ bản của hệ màu CMYK trong in ấn

Có thể nói, các xưởng in lớn hay nhỏ đều cũng sẽ tạo ra những ấn phẩm có những gam màu tương đồng với bản thiết kế. Bởi vì đây sẽ là yếu tố giúp cho đơn vị in ấn đó nhận được nhiều sự công nhận của dân trong ngành và khách hàng.

Chính vì lẽ đó, các xưởng in như In An Đăng đều sẽ ưu tiên ứng dụng in hệ màu CMYK. Mục đích chính là đảm bảo được chất lượng của những thành phẩm sau khi tạo ra, nhất là hình ảnh xuất hiện trên ấn phẩm.

Song song đó, việc sử dụng hệ màu in CMYK sẽ giúp cho các xưởng in tiết kiệm khá nhiều mực in. Bạn chỉ cần bổ sung màu keyline trong bảng hệ màu CMYK thì sẽ chỉ cần dùng 1 màu để thay thế thay vì 3 màu. Đồng thời, quá trình in ấn phẩm cũng sẽ nhanh hơn với độ chính xác cực kỳ cao.

Xem thêm: Kỹ thuật in ép kim và tính ứng dụng của nó

Sự khác nhau giữa CMYK và RGB

Trong lĩnh vực in ấn và thiết kế thì không chỉ có mỗi hệ màu CMYK mà còn những hệ màu khác, trong đó phải kể đến là RGB. Với dân trong ngành thì ai cũng sẽ có thể dễ dàng phân biệt CMYK và RGB, thế nhưng với dân ngoại đạo thì đây lại là một bài toán khó.

Sự khác biệt giữa hệ màu CMYK và RGB
Sự khác biệt giữa hệ màu CMYK và RGB

Hiểu được nỗi lòng đó của mọi người, In An Đăng sẽ tổng hợp ngắn gọn, dễ hiểu nhất để bạn dễ dàng phân biệt hệ màu CMYK và RGB. Hãy xem qua các thông tin dưới đây để có cái nhìn tổng quan về cả hai hệ màu in ấn này nhé!

Hệ màu CMYK Hệ màu RGB
Hệ màu in được tạo ra từ 4 màu cơ bản, bao gồm Xanh (Cyan), Hồng (Magenta), Vàng (Yellow) và Đen (Key) Hệ màu in được tạo nên từ 3 màu cơ bản, bao gồm Đỏ (Red), Xanh Lục (Green) và Xanh Lam (Blue)
Nguyên lý hoạt động chính là hấp thụ ánh sáng Nguyên lý hoạt động chính là phản xạ ánh sáng
Ứng dụng nguyên tắc trừ màu, các màu sẽ pha trộn chung với nhau cùng với màu nền. Ứng dụng nguyên tắc cộng màu, tổ hợp màu đỏ – xanh lục – xanh lam sẽ kết hợp để tạo ra nhiều màu khác.
Bảng hệ màu khá hạn chế, phụ thuộc nhiều vào chất liệu và màu nền Bảng hệ màu khá tươi sáng
Định dạng tệp sẽ là AI, PDF, EPS,… Định dạng tệp sẽ là JPEG,GIF, PNG,…
Sử dụng để in các ấn phẩm quảng cáo như brochure, catalogue, name card, tem nhãn, poster, tạp chí,… Sử dụng với mục đích hiển thị trên các đồ dùng điện tử.

Tóm lại, hệ màu in CMYK và RGB khác nhau khá nhiều, từ khái niệm cho đến cách cách sử dụng. Vậy nên, bạn hãy dựa vào nhu cầu và chọn cho mình một hệ màu in ấn phù hợp để có thể nhận được các thành phẩm chất lượng cao.

Hy vọng bài viết hôm nay không chỉ giúp cho các bạn độc giả biết được hệ màu CMYK là gì mà còn phân biệt được CMYK và RGB. Đừng quên liên hệ nhanh với In An Đăng nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào nhé!

XƯỞNG IN AN ĐĂNG

Đặt hàng