Tìm hiểu in kỹ thuật số là gì, đặc điểm cơ bản và sự khác biệt của nó với in Offset cùng với In An Đăng – xưởng in ấn chất lượng cao, tay nghề tốt tại TPHCM. Xem ngay!
Xã hội ngày nay đang dần trở nên hiện đại, mọi thứ đều rất tiên tiến thì các công nghệ, kỹ thuật cũng dần mở ra một kỷ nguyên mới. Điển hình là công nghệ trong ngành in ấn, sau nhiều sự cải tiến thì công nghệ in kỹ thuật số ngày càng xịn sò hơn và đã góp phần làm nên nhiều ấn phẩm cực kỳ ấn tượng. Vậy bạn có biết in kỹ thuật số là gì không? Nếu chưa biết thì bài viết hôm nay sẽ chính là câu trả lời mà bạn cần, cùng theo dõi nhé!
In kỹ thuật số là gì?
Trên thực tế, in kỹ thuật là một loại công nghệ in ấn rất hiện đại, thế nên không phải người trong ngành thì sẽ rất ít nghe đến cụm từ này. Vậy nên việc tìm hiểu công nghệ in kỹ thuật số là gì là điều mà rất nhiều người đang tò mò. Về cơ bản, in kỹ thuật số trong tiếng Anh còn gọi là Digital Painting, đây là một phương pháp in ấn bằng kỹ thuật số, tạo ra các ấn phẩm có độ sắc nét cao, bắt mắt.

Nguyên lý hoạt động của công nghệ in kỹ thuật số không quá phức tạp, thường sẽ là dựa trên sự tự hoạt động của các thiết bị máy móc. Khi bạn nạp những hình ảnh hoặc nội dung vào máy in kỹ thuật số thì máy sẽ tự xử lý và phân tích dữ liệu đó. Sau đó thì máy sẽ tự động pha màu chuẩn xác theo dữ liệu đã nạp vào và tiến hành in ấn.
Đặc điểm cơ bản của in kỹ thuật số
Nhắc đến in kỹ thuật số thì điều làm người ta ấn tượng nhất chính là khả năng tạo ra những ấn phẩm vừa có độ sắc nét cao, vừa có màu sắc chuẩn xác. Về cơ bản thì loại công nghệ này có một vài đặc điểm rất nổi bật, đó là:

- Tốc độ in ấn cực kỳ nhanh, tiết kiệm thời gian sản xuất cho bên xưởng in và là giải pháp hữu hiệu cho các đơn hàng lớn.
- Có thể in màu chuyển sắc làm cho ấn phẩm trở nên sống động hơn. Đây là điểm đặc biệt nhất của công nghệ in kỹ thuật số mà không phải công nghệ nào cũng làm được.
- Phù hợp in nhiều ấn phẩm với kích thước khác nhau, từ kích thước siêu nhỏ cho đến kích thước cực đại, đảm bảo hình ảnh không bị vỡ nét sau khi in.
- Ứng dụng in ấn trên nhiều loại chất liệu từ mềm cho đến cứng, từ nhẵn mịn cho đến sần sùi. Chẳng hạn như gỗ, giấy, nhựa, kim loại,…
Xem thêm: Tiêu chuẩn kích thước sách phổ biến nhất hiện nay
Ưu và nhược điểm của công nghệ in kỹ thuật số
Trong quá trình tìm hiểu chi tiết in kỹ thuật số là gì thì bạn cũng đừng bỏ qua việc khám phá những ưu và nhược điểm của loại công nghệ in ấn này. Nhìn chung, dù là kỹ thuật in ấn nào thì cũng sẽ có một vài khuyết điểm nhỏ bên cạnh những ưu điểm lớn, và in kỹ thuật cũng không ngoại lệ. Cụ thể hơn thì chính là:

Ưu điểm:
- Chi phí dùng công nghệ in kỹ thuật số tương đối thấp rẻ hơn nhiều nếu so với các công nghệ in ấn khác trên thị trường, giúp tối ưu hóa chi phí cho các doanh nghiệp.
- Có thể in được hình ảnh với nhiều kích cỡ và hình dáng theo nhu cầu của khách hàng.
- Tính ứng dụng cao, tạo ra nhiều ấn phẩm phục vụ trong đời sống như tem nhãn, kẹp hồ sơ, thiệp mời, bạt quảng cáo, banner,…
- Khả năng in ấn rất tốt, đem đến thành phẩm vô cùng ấn tượng, màu sắc lên chuẩn xác, đúng đến 80-90% so với file mẫu.
- Dễ dàng hiệu chỉnh lại hình ảnh theo ý muốn trong quá trình máy in đang hoạt động.
- Khả năng in ấn nổi bật khi có thể in ấn được trên rất nhiều loại chất liệu.
Nhược điểm:
- Cần phải có nhiều kinh nghiệm thì mới có thể sử dụng được loại công nghệ in ấn kỹ thuật số.
- Một vài loại chất liệu sẽ rất khó in khi sử dụng loại công nghệ này.
Xem thêm: Dịch vụ in hộp giấy quai xách chất lượng cao 2025
So sánh giữa công nghệ in kỹ thuật số và in offset
Khi tìm lời giải đáp cho vấn đề in kỹ thuật số là gì thì một số bạn sẽ bị nhầm lẫn giữa in kỹ thuật số và in offset. Bởi vì cả hai đều là những công nghệ in ấn vừa hiện đại vừa đem đến những thành phẩm chất lượng cao cho khách hàng. Tuy nhiên, hai loại công nghệ in này hoàn toàn khác nhau đấy nhé!

Về cơ bản, tính chất cũng như nguyên lý hoạt động của in kỹ thuật số và in offset đã không giống nhau. Cụ thể hơn thì bạn có thể tham khảo bảng so sánh mà In An Đăng đã tổng hợp dưới đây.
Đặc điểm | In kỹ thuật số | In Offset |
Tốc độ in | Rất nhanh, tốc độ giọt mực phun lên giấy là 5000 lần/giây | Bình thường, tạo ra được 80 bản trong vòng 1 phút |
Số lượng ấn phẩm | In được số lượng ít, khoảng vài bản hoặc vài trăm bản | In số lượng lớn, từ vài trăm cho đến vài nghìn bản. |
Chất liệu in | In trên nhiều chất liệu như giấy, kim loại, gỗ, nhựa | In được trên chất liệu giấy, nhựa PVC,… |
Nguyên lý hoạt động | Dùng máy in kỹ thuật số, in trực tiếp từ dữ liệu nhập vào máy, không tốn nhiều công đoạn | Tốn nhiều công đoạn chuẩn bị, in từng bản và trải quá nhiều công đoạn. |
Chi phí | Tương đối rẻ vì không cần tạo bản kẽm in | Khá cao vì phải tạo nhiều bản kẽm in trước khi tạo ra ấn phẩm |
Những ứng dụng của công nghệ in kỹ thuật số
Có thể nói, không tò mò công nghệ in kỹ thuật số là gì mà đa phần mọi người còn thắc mắc tính ứng dụng của loại công nghệ in này là gì. Trên thực tế, in kỹ thuật số được dùng rất nhiều trong lĩnh vực in ấn thương mại, nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất. Chẳng hạn như:
- Những biển quảng cáo, banner, biển hiệu cho các cửa hàng, hội thảo hay sự kiện cần thu hút khách hàng.

- Tạo ra các ấn phẩm truyền thông cơ bản như poster, brochure, thiệp mời, standee, tem nhãn bao bì, card visit,…

- Phục vụ cho cho ngành nội thất, thời trang như tem mác sản phẩm, tranh ảnh treo tường, canvas,…

Những ứng dụng mà In An Đăng vừa liệt kê đã cho ta thấy được sự tiện dụng của loại công nghệ in kỹ thuật số này. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định thì bạn hãy nhờ những người có chuyên môn tư vấn để giúp bạn xem xét việc chọn kỹ thuật in này có phù hợp hay không. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng lãng phí tiền bạc cũng như tài nguyên sản xuất.
Xem thêm các mẫu sản phẩm in ấn của In An Đăng ngay tại đây.
Chi tiết quy trình in kỹ thuật số
Nhìn chung, in kỹ thuật số là gì đã được In An Đăng chia sẻ rất tỉ mỉ các mục phía trên. Vậy thì ở mục cuối cùng này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một quy trình in kỹ thuật chi tiết nhất mà hầu như đơn vị nào cũng ứng dụng. Đó là:
- B1: Chuẩn bị file in cần thiết.
- B2: Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu gồm máy in và mực in.
- B3: Tiến hành kiểm tra máy in một cách cẩn thận, đảm bảo không gặp bất kỳ vấn đề nào.
- B4: Bắt đầu in ấn sau khi đưa file và mực in vào máy.
- B5: Sau khi ấn phẩm in xong thì đem đi sấy khô bằng bằng thiết bị máy móc phù hợp.
- B6: Kiểm tra ấn phẩm lần cuối và đóng gói, giao hàng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ là lời giải đáp đầy đủ nhất cho vấn đề in kỹ thuật số là gì mà mọi người đang thắc mắc. Nếu bạn đang cần dùng dịch vụ in kỹ thuật số chuyên nghiệp thì In An Đăng sẽ hỗ trợ hết mình để bạn có được các ấn phẩm đẹp nhất. Hãy liên hệ nhanh với chúng tôi ngay khi cần nhé!
XƯỞNG IN AN ĐĂNG