Những điều có thể bạn chưa biết về kỹ thuật gia công phủ UV – một trong số các kỹ thuật hiện đại, đem đến nét độc đáo cho ấn phẩm. Xem ngay!
Nếu bạn vẫn chưa biết làm gì để cho ấn phẩm của mình trở nên khác biệt, mới lạ thì phủ UV là một cách mà bạn có thể thử. In An Đăng sẽ chia sẻ thật chi tiết đây là kỹ thuật gì, có những ưu điểm nào trong bài viết ngày hôm nay. Cùng theo chân chúng tôi để khám phá ngay nhé!
Công nghệ phủ UV là gì?
Điều đầu tiên mà bạn cần phải làm khi tìm hiểu về kỹ thuật phủ UV chính là nắm được khái niệm cơ bản phủ UV là gì. Đơn giản mà nói thì đây là một phương pháp in ấn tiên tiến, chủ yếu là sử dụng mực UV để phủ lên toàn bộ bề mặt của ấn phẩm nào đó.
Về cơ bản, mực UV là loại mực in có màu sắc khá tươi sáng, nhanh khô nên khi phủ lên ấn phẩm sẽ giúp cho chúng trở nên bền bỉ và đẹp mắt hơn. Khi dùng loại mực này thì người ra sẽ dùng hệ thống đèn UV chuyên dụng để sấy khô ấn phẩm, làm cho lớp mực bám chắc hơn trên bề mặt chất liệu.
Xem thêm: Công nghệ in Laser là gì? Những đặc điểm cơ bản của in Laser
Đặc điểm nổi bật của công nghệ phủ UV
Có thể nói, kỹ thuật gia công phủ UV đem đến vô số sự tiện lợi cho các doanh nghiệp sử dụng các ấn phẩm với mục đích quảng bá thương hiệu. Bởi vì loại kỹ thuật này có rất nhiều đặc điểm nổi bật, khiến cho nhiều khách hàng bất ngờ. Đó là:
- Nguyên lý hoạt động gần giống như công nghệ in Offset.
- Ứng dụng chủ yếu cho hình thức in phẳng, tức là những chi tiết cần in sẽ được hiện rõ trên bản in có tính chất quang hóa.
- Chất liệu giấy in phủ UV phải là giấy có tráng phủ, bề mặt láng bóng, có khả năng tái tạo màu sắc và phản xạ ánh sáng tốt.
- Quy trình xử lý phức tạp với hệ thống máy móc sấy khô ấn phẩm
- Đem đến sự mới lạ cho các ấn phẩm như danh thiếp, tờ rơi, tờ gấp, catalogue,...
Chất liệu thông dụng dùng để phủ UV
Như đã chia sẻ, để có thể ứng dụng công nghệ in phủ UV thì bạn cần phải sử dụng chất liệu phù hợp. Về cơ bản, loại chất liệu in UV cần phải đáp ứng các tiêu chí bề mặt sáng bóng, có khả năng phản xạ tốt ánh sáng và có thể tái tạo màu.
Dưới đây là 2 loại chất liệu thường được sử dụng để phủ UV định hình, gồm giấy sau in ấn Offset và giấy Metalized.
Giấy sau in ấn Offset
- Đây là một loại giấy thô, được người ta ứng dụng lại sau quá trình in Offset và bề mặt giấy vẫn chưa được xử lý. Loại giấy này sẽ có nhiều loại như giấy Bristol, giấy Ford hay giấy Couche.
- Những ấn phẩm đã được xử lý bằng kỹ thuật in Offset sẽ được người ta tiến hành in UV phủ bóng hoặc mờ theo yêu cầu của khách. Khi phủ lớp UV lên chất giấy này thì sẽ dễ tạo nên những hiệu ứng nổi bật, ví dụ như 3D, cát hay kim tuyến.
Giấy Metalized
- Đây là loại giấy dùng khá nhiều trong công nghệ in kỹ thuật số và khi phủ thêm UV sẽ càng khiến cho ấn phẩm đẹp hơn. Loại giấy này được tạo ra bằng cách đơn giản, đó là người ta sẽ bôi một lớp Metalized lên bề mặt các loại giấy Ivory, Couche hay Duplex.
- Sau khi phủ UV thì bề mặt giấy sẽ không chỉ đẹp mà còn có nhiều công dụng khác. Chẳng hạn như chống thấm khí, chịu được nhiệt độ cao khi hấp hay sấy, đảm bảo tính an toàn cho người dùng.
IV. Nguyên lý cơ bản của phủ UV
Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của kỹ thuật gia công phủ UV tương đối giống với nguyên lý của kỹ thuật in Offset. Điểm khác biệt duy nhất chính là thay vì dùng mực in thông thường thì in ấn UV sẽ sử dụng mực UV chuyên dụng.
Người ta sẽ sử dụng hình thức in phẳng, các dữ liệu cơ bản về hình ảnh thì sẽ được thể hiện trực tiếp trên bản in có tính chất quang hóa. Điều này sẽ giúp tạo ra được những phần tử không in bắt nước và phần tử in thì bắt mực.
Bên cạnh đó, phủ UV định hình sẽ có quá trình hơi phức tạp nếu so sánh kỹ với công nghệ in Offset. Bởi vì nó cần phải có hệ thống sấy khô lớp mực UV bằng hệ thống đèn UV chuyên dụng. Đồng thời còn phải trải qua nhiều khâu xử lý như UV nitro, Corona, Plasma và Flame để tăng cao khả năng bám của mực UV.
Xem thêm: In dập nổi là gì? Các mẫu in dập nổi đẹp nhất 2025
Vì sao nên dùng công nghệ in phủ UV?
Có thể nói, công nghệ in phủ UV là một loại kỹ thuật tân tiến, đem đến sự độc lạ cho các ấn phẩm. Song cũng có một số người thắc mắc vì sao lại nên ứng dụng công nghệ này cho sản phẩm của mình.

Dưới đây là những lý do cơ bản mà bạn nên dùng kỹ thuật này, đó chính là:
- Giá trị thẩm mỹ của ấn phẩm sẽ được nâng cao bởi sau khi phủ một lớp UV thì chúng sẽ trở nên bóng láng, mịn màng, dễ thu hút ánh nhìn của khách hàng.
- Nâng cao chất lượng của ấn phẩm, hạn chế tình trạng ăn mòn do điều kiện thời tiết, không bị phai màu và đặc biệt là có thể vệ sinh dễ dàng khi bám bụi bẩn.
- Không gây nguy hại cho môi trường nên sẽ an toàn cho sức khỏe của người dùng.
- Sử dụng được trên nhiều chất liệu giấy, chủ yếu là các loại có độ bóng mịn, không chỉ có thể phản xạ ánh sáng mà còn phải có khả năng tái tạo lại màu sắc.
Những loại phủ UV phổ biến hiện nay
Có thể bạn chưa biết, phủ UV định hình sẽ được chia làm hai loại, đó chính là in lớp UV toàn bộ và một phần ấn phẩm. Tùy theo nhu cầu và điều kiện tài chính mà bạn có thể lựa chọn loại hình cho phù hợp.
Phủ UV toàn phần ấn phẩm
Đây là loại kỹ thuật mà người ta sẽ tráng lớp UV lên toàn bộ sản phẩm sau khi thực hiện xong quy trình in ấn bằng mực UV. Hình thức này sẽ góp phần làm cho ấn phẩm trở nên mịn màng, màu sắc cũng tươi sáng hơn và các đường nét vô cùng chân thực.

Đặc biệt hơn là độ bền của ấn phẩm sẽ được nâng cao sau khi phủ lớp UV toàn phần. Tuy nhiên, chi phí gia công sẽ khá cao nên bạn phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định.
Phủ UV một phần ấn phẩm
Phủ lớp UV lên từng phần của ấn phẩm còn được gọi là in phủ UV định hình. Loại kỹ thuật này sẽ chỉ tráng lớp UV lên một vài phần mà khách hàng muốn làm điểm nhấn, chẳng hạn như logo hay các thông tin cơ bản trên ấn phẩm.

Ngày nay, nhiều người cũng lựa chọn hình thức này để tạo nên sự đặc biệt cho sản phẩm của mình. Thông thường, người ta sẽ chọn kỹ thuật này để in hình ảnh trong các cuốn catalogue, brochure, banner, trang bìa sách, báo,…
Hy vọng bài viết hôm nay đã giúp bạn biết thêm được nhiều thông tin thú vị về kỹ thuật phủ UV lên các ấn phẩm trong ngành in. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với In An Đăng thông qua các thông tin đặt bên dưới nhé!
XƯỞNG IN AN ĐĂNG